Truyen30h.Net

Đề cương KST1

Thực hành

Meng_Meng_Da1108


I. Phương pháp trực tiếp
Cách lấy phân
Tiến hành lấy phân của con vật
cần xét nghiệm bằng cách lấy ở
những vị trí như trên hình vẽ.    
Lượng phân
cần thiết
Ngoài ra có thể lấy phân trực tiếp từ trực tràng của súc vật dùng tay hoặc sử dụng các dụng cụ khác nhau.



Tiến hành thí nghiệm:

Dùng pince hoặc đũa thủy tinh lấy 1 mẫu phân to bằng hạt đỗ đặt lên 1 phiến kính sạch.
Mẫu phân dàn mỏng
Nhỏ vào đó 1,2 giọt Glyxerin 50%, để giữ tiêu bản lâu khô và dễ nhìn. (Nếu không có Glyxerin có thể dùng nước sạch để thay thế).
Dầm nát phân và gạt cặn bã ra hai đầu phiến kính. Dung dịch phân bên trong được dàn mỏng.

Tiêu bản đạt yêu cầu khi
Giữa dung dịch phân và mép của phiến kính tạo thành một hành lang sạch sẽ.
Dung dịch phân được dàn mỏng đến mức ánh sáng có thể qua được và không tràn ra mép phiến kính.

Những tiêu bản này được đặt lên kính hiển vi để tìm trứng giun sán. (Có thể quan sát thấy trứng sán lá, trứng sán dây, trứng giun tròn, đốt sán dây…)

Ưu điểm của phương pháp
Dụng cụ đơn giản, dễ làm nên dễ áp dụng ở cả cơ sở sản xuất. phương pháp này có thể phát hiện được các loại trứng giun sán.
Nhược điểm
Do mẫu phân nhỏ nên độ chính xác không cao. Khi xét nghiệm nên làm từ 8 - 10 mẫu trên mỗi đối tượng cần xét nghiệm.
Phương pháp này chỉ áp dụng để xét nghiệm phân của gia cầm và những súc vật có khối lượng phân nhỏ.

II. Phương pháp Fülleborn
Nguyên lý
Dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng giữa trứng giun sán và một số dung dịch có tỷ trọng nặng hơn, để phân ly trứng ra khỏi phân.
Mục đích
Phát hiện được nhiều loại trứng giun tròn và trứng sán dây.
Tiến hành thí nghiệm
Dùng pince hoặc đũa thủy tinh lấy một lượng phân khoảng 3-5gr của đối tượng cần xét nghiệm để vào một cốc sạch (Cốc nhựa khoảng 200ml) đổ vào đó một khối lượng nước muối bão hòa gấp khoảng 10-20 lần khối lượng phân.
Dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân trong dung dịch sau đó toài bộ dung dịch được lọc qua phễu lọc (Có lưới thép hoặc nhựa với kích thước mỗi mắt lưới 0,3mm* 0,3mm) vào lọ tiêu bản có diện tích miệng lọ nhỏ hơn diện tích đáy lọ.
Điều chỉnh bằng cách cho thêm dung dịch nước muối bão hòa đến phần có thiết diện nhỏ nhất và để yên tĩnh trong 30-60 phút, để trứng nổi lên. Dùng vòng vớt bằng thép nhỏ có đường kính 0,5mm để vớt lớp váng trên miệng lọ tiêu bản và đặt lên phiến kính.
Kiểm tra tiêu bản trên kính hiển vi có độ phóng đại 7x10 hoặc 7x15 để tìm trứng giun sán.
Phương pháp này có thể lọc qua phễu lọc vào ống nghiệm, sau đó điều chỉnh lượng nước muối bão hòa sao cho đầy ống.
Để lamen lên ống nghiệm, sau đó để yên tĩnh trong thời gian 30-60 phút.
Chuyển lamen sang phiến kính và kiểm tra dưới kính hiển vi có độ phóng đại 7x10 hoặc 7x15 để tìm trứng giun sán.
Trong phương pháp này có thể thay thế nước muối bão hòa bằng các dung dịch khác có tỷ trọng cao hơn như sodium hyposulfit, sodium nitrat, MgSO4.
Phạm vi ứng dụng
Ứng dụng ở cơ sở sản xuất và phòng thí nghiệm.
Ưu điểm
Tìm được tất cả các loài trứng giun tròn. Ngoài ra có thể tìm thấy trứng sán lá sinh sản gia cầm (Prostogonimus), Trứng sán lá ruột gia cầm (Echinostoma) và trứng giun đầu gai ở vịt (Polymorphus).
Nhược điểm
Phương pháp này khó phát hiện những trứng giun sán có tỷ trọng cao.
III. Phương pháp gạn rửa sa lắng
Nguyên lý
Phương pháp này dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng giữa nước và tỷ trọng trứng giun sán để phân ly trứng ra khỏi phân. Trứng giun sán có tỷ trọng nặng hơn sẽ lắng xuống dưới.
Mục đích
Tìm trứng các loài giun sán có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng nước.
Cách tiến hành
Dùng đũa thủy tinh hoặc pince lấy 5-10gam phân (khoảng bằng hạt táo) của đối tượng cần xét nghiệm cho vào cốc nước sạch.
Đổ vào đó một lượng nước gấp 10 lần khối lượng phân.
Dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân trong cốc. Toàn bộ dung dịch phân được lọc qua phễu lọc (Có lưới thép hoặc nhựa với kích thước mỗi mắt lưới 0,3mm* 0,3mm) sang một cốc sạch khác.
Để yên tĩnh khoảng 5-10 phút.
Gạn bỏ lớp nước phía trên giữ lại phần cặn ở đáy. Sau đó lại tiếp tục dội mạnh nước sạch vào cặn lắng.
Lặp lại thao tác này khoảng 3-5 lần đến khi cặn đã trở nên sạch.
Cuối cùng giữ lại cặn và đổ ra hộp lồng soi dưới kính hiển vi
Lưu ý của phương pháp này:
Nên dùng loại cốc có đáy hẹp.
Lượng cặn đổ ra hộp lồng sao cho có thể soi được trên kính hiển vi có độ phóng đại 7x10 hoặc 7x15 để tìm trứng giun sán.
Phạm vi ứng dụng
Ứng dụng ở cơ sở sản xuất và phòng thí nghiệm.
Ưu điểm
Tìm được tất cả các loại trứng sán lá
Nhược điểm
Không tìm được trứng giun tròn.
IV. Phương pháp nổi lắng cặn
Nguyên lý
Kết hợp giữa phương pháp Fülleborn và phương pháp gạn rửa sa lắng.
Sau khi đã vớt lớp váng trên miệng lọ tiêu bản ở phương pháp Fülleborn.
Đổ phần nước trong phía trên đi, giữ lại phần cặn làm tương tự như phương pháp gan rửa sa lắng.
Ưu điểm: tìm được tất cả các loài trứng giun sán.
V. Phương pháp đếm trứng Stole
Phương pháp đếm trứng Stole
Mục đích
- Xác định chính xác số lượng trứng giun, sán có trong 1g phân gia súc.
Vật liệu và dụng cụ
- Phân gian súc cần xét nghiệm: 3 – 5 g; NaOH 0,1N
- Đũa thủy tinh, pipete
- Bình chia độ, loại 100ml
- Bi sắt, hoặc sỏi: 2 – 3 viên
- Phiến kính, lam kính
- KHV độ phóng đại 7x10 – 7x15
Cách tiến hành
- Đổ 56ml NaOH 0,1N vào bình chia độ.
- Từ từ đưa phân gia súc vào bình sao cho mực dung dịch trong bình đạt 60ml thì dừng lại.
- Dùng đũa thủy tinh nghiền nát phân trong dung dịch.
- Thêm vào bình 2-3 viên bi sắt hoặc sỏi.
- Lắc đều bình chia độ để dung dịch phân và NaOH đồng nhất tại mọi vị trí.
- Dừng lại đột ngột, dùng pipete lấy 0,15ml dung dịch phân, đưa lên phiến kính, quan sát trên kính hiển vi, đếm trứng giun, sán.
Phạm vi ứng dụng
- Bằng phương pháp đếm trứng Stole, có thể tìm được trứng, các loại ấu trùng và giun, sán trưởng thành.
- Đếm và xác định được số lượng trứng có trong 1g phân.
- Qua đây xác định được cường độ nhiễm sán trên gia súc
- Đánh giá được hiệu quả thuốc tẩy giun, sán.

V. Phương pháp Darling
Nguyên lý
Dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng giữa trứng giun sán và một số dung dịch có tỷ trọng nặng hơn, kết hợp với phương pháp ly tâm để phân ly trứng ra khỏi phân.
Mục đích
Phát hiện được nhiều loại trứng giun tròn và trứng sán dây.
Tiến hành thí nghiệm
Dùng pince hoặc đũa thủy tinh lấy một lượng phân khoảng 3-5gr của đối tượng cần xét nghiệm để vào một cốc sạch (Cốc nhựa khoảng 200ml) đổ vào đó một khối lượng nước muối bão hòa gấp khoảng 10-20 lần khối lượng phân.
Dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân trong dung dịch sau đó toài bộ dung dịch được lọc qua phễu lọc (Có lưới thép hoặc nhựa với kích thước mỗi mắt lưới 0,3mm* 0,3mm) vào các cặp ống ly tâm. Tiến hành ly tâm 1 - 2 phút với vẫn tốc 2000 vòng/phút.
Dùng vòng vớt bằng thép nhỏ có đường kính 0,5mm để vớt lớp váng trên miệng ống ly tâm và đặt lên phiến kính.
Kiểm tra tiêu bản trên kính hiển vi có độ phóng đại 7x10 hoặc 7x15 để tìm trứng giun sán.
Trong phương pháp này có thể thay thế nước muối bão hòa bằng các dung dịch khác có tỷ trọng cao hơn như sodium hyposulfit, sodium nitrat, MgSO4.
Phạm vi ứng dụng
Ứng dụng ở phòng thí nghiệm.
Ưu điểm
Tìm được tất cả các loài trứng giun tròn. Ngoài ra có thể tìm thấy trứng sán lá sinh sản gia cầm (Prostogonimus), Trứng sán lá ruột gia cầm (Echinostoma) và trứng giun đầu gai ở vịt (Polymorphus).
Thời gian tiến hành thí nghiệm là ngắn.
Nhược điểm
Phương pháp này khó phát hiện những trứng giun sán có tỷ trọng cao.
Yêu cầu có máy ly tâm để có thể tiến hành được thí nghiệm.
VI. Phương pháp Baermann
Nguyên lý
- Một số giun sán không thải trứng mà thải ấu trùng ra ngoài môi trường hoặc thải trứng nhưng khi trứng qua trực tràng thì nở thành ấu trùng.
- Lợi dụng tính ưa hoạt động của ấu trùng giun ở điều kiện nhiệt độ 37⁰C để phân ly ấu trùng ra khỏi phân gia súc.
Dụng cụ
- Hệ thống Baerman bao gồm: 1 phễu thủy tinh (hoặc nhựa) nối với 1 ống nghiệm qua 1 ống cao su; toàn bộ được đỡ trên 1 giá đỡ.
- Nhiệt kế, nước ấm, lưới lọc, bông, đĩa lồng, kính hiển vi.
Cách tiến hành
- Cho 1 lượng nhỏ bông vào đáy phễu nhựa của hệ thống Baermann để tạo thành màng lọc mỏng.
- Đưa lượng phân gia súc cần xét nghiệm lên phễu nhựa có qua lưới lọc.
- Đổ vào phễu 1 lượng nước ấm 37⁰C sao cho lượng phân ngập hoàn toàn trong nước ấm.
- Để yên tĩnh khoảng 30 – 45 phút.
- Nhẹ nhàng đưa phân ra khỏi phễu nhựa.
- Gạn bỏ lớp nước phía trên ống nghiệm, giữ lại phần cặn ở đáy cốc.
- Đổ toàn bộ phần cặn vào đĩa lồng, đưa lên KHV độ phóng đại 7x10 hoặc 7x15 quan sát tìm ấu trùng.
Phạm vi ứng dụng
- Dùng để xét nghiệm phân các loài đại gia súc có lượng phân lớn và nhão (trâu, bò) để tìm ấu trùng giun phổi gia súc nhai lại.



CÁC PHƯƠNG PHÁP MỔ  KHÁM TÌM GIUN SÁN
I. Phương pháp mổ khám toàn diện của K.I.Skrjabin
Mục đích
Tìm được mọi loài giun sán ký sinh ở các khí quan.
Nội dung
Qua 5 bước:
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài xác chết để tìm ký sinh trùng. Dùng kính lúp soi ở những vùng da mỏng, các điểm nghi ngờ có ký sinh trùng và các lỗ tự nhiên.
Bước 2: Mổ khám các xoang tìm ký sinh trùng.
Ví dụ: Xoang mắt, xoang miệng, xoang mũi.
Trên gia cầm ở xoang mắt thường có giun xoăn mắt gà
Trên trâu bò ở xoang bụng có giun chỉ
Bước 3: Lột da tìm ký sinh trùng dưới da.
Dưới da thường có ấu trùng sán dây
Thực hiện: Trâu, bò, gia cầm.
Đối với Lợn không thực hiện bước này, vì hiện nay chưa có tài liệu nào dẫn chứng có ký sinh trùng ký sinh dưới da lợn.
Bước 4: Mổ khám phân lập các khí quan riêng rẽ.
Tách các khí quan để vào các dụng cụ đựng mẫu riêng rẽ.
Để tránh nhầm lẫn giữa các mẫu cần viết nhãn tạm thời.


MẪU NHÃN TẠM THỜI
Loài gia súc
Số hiệu
Tính biệt
Khí quan





Bước 5: Dùng các phương pháp thích hợp để xử lý đối với từng khí quan.
Có 3 cách:
• Cách 1: Đối với chất chứa của các khí quan hình ống (Dạ dày, ruột non, ruột già…)
Lấy toàn bộ chất chứa xét nghiệm bằng phương pháp gạn rửa sa lắng.
Lưu ý:
Không sử dụng đũa thuỷ tinh khuấy mạnh như trong phương pháp gạn rửa sa lắng đối với phân gia súc để tránh tình trạng làm tổn thương đến ký sinh trùng (Trường hợp các đốt sán dây bị đứt…). Chỉ dùng lực của dòng nước.
• Cách 2: Đối với niêm mạc, các khí quan hình ống, dùng phương pháp Nạo vét ép soi.
Dùng vật cứng (phiến kính, chuôi dao mổ) nạo niêm mạc rồi ép lên giữa hai phiến kính soi lên kính hiển vi với độ phóng đại 7x10 và 7x15.
• Cách 3: Đối với các khí quan là thực thể như gan, thận, tim, phổi, cơ dùng phương pháp Cắt lát ép soi.
Dùng kéo cong cắt thành các lát mỏng ép giữa 2 phiến kính lớn.
Chú ý: Khi xử lý đối với từng khí quan:
Phổi: dùng kéo cắt đến tận cuống các phế nang.
Dạ dày kép (4 túi): Xử lý từng túi riêng rẽ.
Dạ dày đơn: Cắt theo đường cong lớn.
Gia cầm: Phân tách dạ dày cơ riêng và dạ dày tuyến riêng.
Ruột: Dùng kéo cắt theo đường cong lớn đối diện với màng treo ruột.
Thận: Bổ đôi thận để tìm giun sán trong bể thận.
II. Phương pháp mổ khám toàn diện ở 1 khí quan
Mục đích:
Tìm mọi loài giun sán ở một khí quan nhất định.
III. Phương pháp mổ khám không toàn diện
Mục đích:
Tìm 1 loài giun sán nào đó từ nhiều khí quan trong cơ thể.
Phương pháp này thường áp dụng trong công tác kiểm soát giết mổ, ví dụ; bệnh giun bao, bệnh gạo lợn.
IV. Phương pháp thu giữ và bảo quản mẫu vật.
Thực hiện các bước sau:
- Nhẹ nhàng tách giun sán ra khỏi các khí quan. (Có thể dùng pince)
- Để giun sán chết tự nhiên trong nước lã
- Bảo quản giun sán trong các dung dịch thích hợp.
- Đối với sán lá sán dây, giun đầu gai, bảo quản trong dung dịch cồn 70°
- Đối với giun tròn, bảo quản trong dung dịch Barbagallo
- Cách pha dung dịch Barbagallo: NaCl   7,5gr
Formol  30ml (38-40%)
Nước cất: 1000ml
Khi bảo quản phải để từng khí quan riêng rẽ và viết nhãn cố định đi kèm theo mẫu. Nhãn được viết bằng bút chì cứng trên giấy can. Nhãn có 2 mặt:

MẪU NHÃN CỐ ĐỊNH
MẶT TRƯỚC                   MẶT SAU
Loài mổ khám.           Ngày tháng năm
Số hiệu                           Địa điểm
Lứa tuổi                         Tên người mổ khám
Tính biệt
Khí quan có KST
Lớp
Số lượng

Nhãn được đặt trong lọ tiêu bản, mục đích của viết nhãn là để gửi đi phân loại giun sán và ghi vào sổ mổ khám.
Phân loại:
Cách phân loại các loài giun sán khác nhau tuỳ thuộc vào loài.
Đối với lớp sán lá sán dây, ép giữa 2 phiến kính và nhuộm bằng phương pháp nhuộm Carmin đối với giun tròn và giun đầu gai, làm trong suốt bằng dung dịch Glyxerin + Ac. Lactic tỷ lể 1:1.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen30h.Net