Truyen30h.Net

Học văn

Tố Hữu

zoombyna

Hôm nay chúng ta sẽ cùng đến với nhà thơ Tố Hữu nhé, có ai thích Tố Hữu như ad không nhỉ? Một đời thơ luôn sôi nổi, nhiệt huyết cùng lí tưởng cách mạng <3
Tư liệu tham khảo về Tố Hữu và Việt Bắc
TƯ LIỆU THAM KHẢO BÀI “VIỆT BẮC” – TỐ HỮU
1. Tố Hữu – Người mở đường của nền thơ cách mạng
Sinh năm 1920 tại làng Phù Lai gần cố đô Huế Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành làm thơ khá sớm. Mười tám tuổi ông có thơ đăng. Cùng năm đó ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4-1939 ông bị địch bắt. Tháng 3-1942 ông vượt ngục Đác Glây tiếp tục hoạt động cách mạng ở Thanh Hóa. Cách mạng Tháng Tám ông làm Chủ tịch Uủy ban khởi nghĩa Huế. Năm 1946 tập thơ đầu tay Thơ ra đời (sau đổi là Từ ấy) tập hợp các bài thơ viết từ 1937 đến 1946 chia làm ba phần "Máu lửa" (27 bài) "Xiềng xích" (30 bài) và "Giải phóng" (14 bài). 
      Ba chặng thơ là ba chặng hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Chặng đầu là cái nhìn hiện thực tố cáo xã hội đương thời gắn với lòng say mê lý tưởng xóa áp bức bất công xây dựng cuộc sống hạnh phúc nhân ái. Chặng thứ hai là thơ tù những bài thơ xuất sắc của một tâm hồn chiến sĩ đa cảm với một bút pháp thơ tài năng. Chặng cuối là thơ vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa và cách mạng thành công những bài thơ say đắm sôi sục và hào hùng. Cách mạng tự hào có trong đội ngũ của mình một thi sĩ có tầm cỡ khai sáng cho cả nền thơ trữ tình cách mạng. Tố Hữu vinh dự là ngay từ các bài thơ đầu đã mang tình cảm người chiến sĩ cách mạng. Thơ Tố Hữu khi ấy về nghệ thuật ông có những nét tương đồng với Thơ mới. Tương đồng về bút pháp và tương đồng ngay cả việc hướng cảm xúc vào cái Tôi cá thể. Nhưng cái tôi của Tố Hữu ngược hẵn với cái tôi của Thơ mới. Với Tố Hữu Tôi đã là con của vạn nhà trong khi cái tôi Thơ mới: Ta là một là riêng là thứ nhất/Không có ai bè bạn nổi cùng ta/Ta bỏ đời và đời cũng bỏ ta. Chính vì vậy Tố Hữu là người đầu tiên mang vào thơ Việt Nam một phẩm chất mới: chất trữ tình riêng tư của người cộng sản. Ơ đấy có sự hòa trộn của đời công và đời tư - cái riêng tư của nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là sự nghiệp cách mạng. Tố Hữu rất tinh tế tinh tế như các nhà thơ tài năng của phong trào Thơ mới khi diễn đạt những biến động tinh tế của tình cảm con người trước cuộc đời. Chỉ có khác cuộc đời ở Tố Hữu là chiến đấu là tù tội là chiến thắng. Có thể nói những thành tựu mà thơ ca đương thời đạt được đều tìm thấy trong Từ ấy. Tố Hữu sử dụng những thành tựu ấy vào một hướng cảm xúc khác một nội dung tư tưởng khác đến cách xây dựng hình ảnh. Đây là hình ảnh con thuyền in bóng trên mặt nước phẳng lặng của sông Hương. In cả ảnh in cả âm điệu:
Trên dòng Hương giang

Em buông mái chèo

Trời trong veo

Nước trong veo

Em buông mái chèo

Trên dòng Hương Giang.

(Hãy kẻ một đường ngang dưới câu thơ thứ ba sẽ thấy một cảnh đối xứng giữa trời và nước qua các cặp câu thơ).

      Và cái âm điệu mà các tác giả Thơ mới mang vào tiếng Việt tạo nên sức gợi cảm gần như là thần bí cũng ẩn hiện trong bút pháp của nhà thơ - chiến sĩ này. Đây cảnh một rừng chiều đi đày ở Tây Nguyên âm điệu đã trở thành tâm trạng:

Thông reo bờ suối rì rào

Chim chiều chiu chít ai nào kêu ai

      Hãy nhớ lại thi đàn Việt Nam những ngày đầu cách mạng ấy càng thấy Từ ấy quả là một mùa gặt bội thu. Với Từ ấy Tố Hữu lấy lại lòng tin vào đường lối văn học cách mạng cho cả nhà văn lẫn bạn đọc. Với Từ ấy Tố Hữu khẳng định phẩm chất thẩm mỹ mới của thơ Việt Nam.

      Trong chín năm kháng chiến chống Pháp thơ Tố Hữu với các bài Phá đường Bầm ơi... cùng với thơ ca của phong trào quần chúng sáng tác điển hình là thơ bộ đội mà hồi đó người ta gọi là thơ đội viên đã trở thành một gợi ý có sức thuyết phục về phương pháp sáng tác hiện thực - lấy cuộc sống thực tế làm cốt lõi của thơ hướng cảm xúc của công chúng vào những tình cảm cao cả đánh giặc cứu nước. Tập thơ Việt Bắc là tiếng hát của toàn dân kháng chiến. Lời thơ bình dị gần với lời ăn tiếng nói của công nông binh đánh giặc. Với Việt Bắc Tố Hữu đã đi từ tâm tình cá thể đến tâm tình của cộng đồng. Nhà thơ phát hiện và biểu dương những tình cảm cao cả của người dân thường. Chủ đề của thơ là lòng yêu nước. Đề tài của thơ là cuộc sống đánh giặc. Tác động của thơ là xây dựng tình cảm yêu nước hy sinh chiến đấu. Với Việt Bắc hình ảnh người dân thường yêu nước được khắc họa và trở thành biểu tượng mỹ học cho một giai đoạn thơ ca.

      Năm 1954 miền bắc hoàn toàn giải phóng những kế hoạch 5 năm xây dựng đất nước được triển khai. Sông Đà sông Lô sông Hồng sông Chảy / Nào đâu thác nhảy cho điện quay chiều. Tập thơ Gió lộng thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước: Gió lộng đường khơi rộng đất trời. Thời kỳ này thơ Tố Hữu cũng lộng gió gió của tâm hồn sức bay cao của nghệ thuật. Thơ Tố Hữu có sức ôm trùm bề thế và nghệ thuật thơ theo ý chúng tôi là ở vào điểm đỉnh của ông với Em ơi Ba Lan Mẹ Tơm Người con gái Việt Nam Tiếng chổi tre... Thơ Tố Hữu lúc này trở thành một động lực tinh thần tác động tới đời sống xã hội rộng lớn.

   Ra trận là tập thơ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông vẫn giữ được giọng thơ đằm thắm. Đề tài mở rộng như đánh dấu những sự kiện chính trị quân sự của đời sống. Có Lá thư Bến Tre có lời dặn của anh Trỗi có kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du có ngọn lửa Mo-ri-xơn có nước mắt khóc Bác Hồ... Tố Hữu có khuynh hướng khái quát thời đại. Ông hướng tới những tình cảm phổ quát cộng hưởng được với nhiều lòng người. Đề tài rất thời sự mà ý thơ thấm thía sâu bền. Cái tài phát hiện chất thơ trong cuộc đời trong những vấn đề chính trị là một đặc sắc của thơ Tố Hữu. Sau ba câu hô Hồ Chí MInh muôn năm của Nguyễn Văn Trỗi Tố Hữu hạ một lời bình luận:

Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần

      Bài Mẹ Suốt cũng là hình ảnh người dân thường anh hùng nhưng ý thơ hàm súc hơn so với bài Bà má Hậu Giang và cho thấy một chặng đường phát triển của tâm hồn người Việt Nam ta. Tính biểu tượng được đẩy cao hơn mà bài thơ vẫn giữ nét sinh động vốn có của đời sống. Phẩm chất nhân dân trong thơ Tố Hữu ngày càng sâu sắc và nhuần nhuyễn.

T   ập thơ gần đây nhất của Tố Hữu là tập Một tiếng đàn. Ông vẫn thủy chung với nguồn đề tài của đời sống cách mạng của toàn đất nước. Đôi khi tưởng chạm tới một điều gì riêng tư của tuổi cuối đời nhìn lại. Đêm cuối nằm riêng một ngọn đèn. Ơở tập thơ này Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm rất gần với thời kỳ Từ ấy. Có một sự đấu tranh nội tâm rất mạnh. Mới bảy mươi sao đã gọi là già. Bút pháp không tung hoành hào sảng nhưng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm. Phẩm chất phấn đấu nội tâm vốn có của Tố Hữu vẫn nguyên vẹn. Lắng nghe trong Một tiếng đàn thấy bóng dáng một Tố Hữu của Con cá chột nưa. Cuộc đời không phải lúc nào cũng ở thế thuận. Tuy vậy ở Tố Hữu vẫn lấy niềm tin lấy kinh nghiệm cuộc sống của mình mà nhìn hiện tại Nắng tự lòng ta cứ ấm dần. Dù có phải làm lại từ đầu ông không nhượng bộ không đầu hàng hoàn cảnh. Trong cái bình đạm của giọng thơ có sức rắn lại của ý chí Ta lại đi như từ ấy ra đi / Lòng hăm hở tưởng như mình trẻ lại.

      Tố Hữu là con chim đầu đàn vạch hướng cho cả nền thơ. Tư tưởng tiên tiến của thời đại cách mạng lòng yêu sâu thẳm đối với nhân dân được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật tinh xảo. Có những giai đoạn thơ Tố Hữu thành chỗ dựa tâm hồn cho mọi người. Ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng của Đảng của Nhà nước: Uủy viên Bộ Chính trị Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ. Thơ đối với ông là phương tiện để phục vụ cách mạng. Nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn ông là nỗi niềm người chiến sĩ cách mạng. Ông còn đóng góp nhiều ý kiến về quan điểm phương thức xây dựng nền văn nghệ. Ông bàn về nghệ thuật cũng là bàn về cách mạng bàn về sự đóng góp của văn học nghệ thuật vào sự nghiệp chung.
.....
( Vũ Quần Phương, Báo Nhân dân 22/5/1997 )
2. Không gì có thể níu kéo ông ở lại trần gian với chúng ta được nữa, nhà thơ Tố Hữu đã nhẹ gót bước vào cõi vĩnh hằng, để lại cho chúng ta cả một sự nghiệp thơ ca đồ sộ cùng với những bài học về cách sống làm người rất quý giá. Cuộc đời ông là sự gắn kết bền chặt giữa hai yếu tố tiền định đúng như lời tự bạch của ông trước lúc lâm chung: ”Tôi làm thơ cũng vì sự nghiệp cách mạng. Đối với tôi: Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ…”.
Biết làm thơ từ khi mới sáu, bảy tuổi nhưng phải đến những năm 1937, 1938 trở đi, thơ của ông mới thực sự bộc lộ tài năng khác biệt. Trong khi các nhà thơ mới trốn vào tháp ngà nghệ thuật xa rời hiện thực đau khổ của đời sống cần lao như Chế Lan Viên khóc thương nước Chàm xưa cổ kính, Quách Tấn hoài nhớ những lâu đài vàng son rực rỡ của họ Tấn, họ Tạ bên Trung Quốc, Xuân Diệu dệt mộng yêu đương tưởng tượng, Hàn Mặc Tử thác loạn trong thơ Điên… thì Tố Hữu chỉ viết về cuộc đời có thực của những người dưới đáy xã hội.

Ý thức phản kháng, niềm khát khao thay đổi vận mệnh dân tộc, làm cho những người cần lao trở nên sung sướng và hạnh phúc hơn đã xuất hiện trong những bài thơ non nớt của tập Từ ấy. Tố Hữu hiểu rõ kiếp sống nhục nhằn của người kỹ nữ trên sông Hương và ông sẵn sàng hứa một lời hứa đầy lãng mạn, sáng tươi với ý thức của một thi nhân và của một chiến sĩ cách mạng kiên cường:

Trời ơi em biết khi mô
Thân em hết nhục dày vò năm canh
Tình ơi gian dối là tình
Thuyền em rách nát có lành được không?
Răng không, cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương lụy hoa lài
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.

Trên thực tế, cả đời ông đã cố gắng làm hết sức mình để thực hiện lời hứa với giai cấp cần lao. Được các đồng chí cộng sản như Phan Đăng Lưu giác ngộ, Tố Hữu tham gia Cách mạng với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ. Thơ của ông thời kỳ này đã trở thành lời hiệu triệu giai cấp cần lao phá bỏ xích xiềng nô lệ, thực hiện cuộc giải phóng dân tộc bằng bất cứ giá nào:

Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa…

Sức mạnh của lời hiệu triệu đấu tranh ấy đã khiến thực dân Pháp truy lùng ông khắp chốn. Năm 1939, Tố Hữu bị bắt và bị giam tại các nhà tù miền Trung, rồi sau bị chuyển lên tận nhà tù Lao Bảo. Tháng 3/1942, ông vượt ngục trở về tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giải phóng Thừa Thiên-Huế. Đến cuộc kháng chiến trường kỳ (1946-1954), Tố Hữu lên Việt Bắc vừa tham gia chiến đấu, vừa làm thơ khích lệ đồng bào trên mọi mặt trận: chống mù chữ, chống đói, chống càn… Hơi thở của thời đại, của cuộc kháng chiến thần thánh ấy đã đi vào thơ ông rất tự nhiên, rất gần gũi như tiếng đào công sự chống càn vậy:

Lục cục
Lào cào
Đất đổ đá nhào
Nào anh bên nam
Nào em bên nữ
Thi nhau ta thử
Ai tài hơn ai
Anh tài thì em cũng tài
Đường dài ta xẻ sức ta lo gì?
Đường đi ngoắt ngoéo chữ chi
Hố ngang hố dọc chữ i chữ tờ…

Từ thực tế gian khổ ấy đến thắng lợi là cả một khoảng cách ”ba ngàn ngày không nghỉ”:
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.

Đáng chú ý, trong thơ Tố Hữu thời kỳ này là những bài thơ dài tràn đầy hào khí dân tộc (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên) hay mang âm hưởng trữ tình, đằm thắm da diết (Việt Bắc). Với Việt Bắc, Tố Hữu đã đạt tới đỉnh cao của thể lục bát. Vốn liếng ca dao thăng hoa cùng viễn cảnh hòa bình và ấm no của đất nước thời kỳ sau giải phóng.

Điểm khác biệt giữa ông và các nhà thơ khác là ngay trong khi cao hứng như vậy Tố Hữu vẫn đặt ra được một câu hỏi day dứt: Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa không? Sau này, Tố Hữu luôn day dứt với câu hỏi ấy. Ông bảo: ”Làm Cách mạng là phải hiểu câu Tiên thiên hạ chi ưu/ Hậu thiện hạ chi lạc. Nghĩa là lo trước cái lo của dân, sướng sau cái sướng của dân. Nhưng nhiều cán bộ của chúng ta giống như các ông quan lớn của dân vậy”. Nói về chuyện tham nhũng, tư túi hại dân thì ông không trả lời mà từ từ đưa bàn tay xòe rộng lên ngang cổ làm động tác cứa cứa ra, ý bảo: Với lũ sâu mọt hại dân thì chỉ có cách loại bỏ triệt để mà thôi! Thấy báo chí hay dùng từ nhà quê ông cũng bảo: ”Thật là xách mé! Ai là đồ nhà quê? Bố mẹ tôi cũng là nhà quê đấy, những người nhường cơm sẻ áo cho Cách mạng cũng là nhà quê đấy. Sao sớm quên ơn nghĩa của ngưòi dân đến thế, họ có từ lỗ nẻ chui lên đâu mà dám miệt thị người dân như thế?”.

Năm 1999, khi nhận xét về văn chương thơ phú bấy giờ, ông nói rất đau: ”Nhà văn, nhà thơ gì mà suốt ngày lang thang hết quán này đến quán khác, thơ hay làm sao được? Phải sống cùng với người dân, đau cái đau của dân, vui cái vui của dân thì mới làm văn, làm thơ được chứ, đừng nên cứ chửi đời một cách vô trách nhiệm…”. Bây giờ ông nằm đó, vĩnh viễn không nói gì được nữa, chúng ta mới nhận thấy những điều ông suy ngẫm đều vì lợi ích của người dân lao động. Hẳn ông đã nghĩ rất nhiều, kỳ vọng rất nhiều khi viết lời tự bạch đánh giá chính mình: Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật: ”Trước hết, Tố Hữu là một nhà cách mạng đầy nhiệt huyết; sau nữa là nhà thơ. Cách mạng là nền móng trong toàn bộ sự nghiệp thơ ca của ông. Chính vì lẽ đó, thơ ông mang đậm màu sắc cách mạng và tiếng nói của nhân dân. Với Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng ASEAN, Tố Hữu xứng đáng là một nhà văn hóa lớn, một tấm gương lớn cho mọi thế hệ; đặc biệt là những nhà thơ trẻ. Nét nổi bật mà không thể phủ nhận, đó là: Thơ ông đã làm trong sáng thêm ngôn ngữ tiếng Việt. Chỉ với hai tập thơ: ”Từ ấy” và ”Việt Bắc” cũng đã đủ để đánh giá về con người Tố Hữu và sự nghiệp thơ ca của ông đối với Cách mạng và nhân dân”.

Nhà thơ Vũ Quần Phương: ”Tố Hữu vừa là một nhà chính trị, vừa là một nhà thơ. Giữa chính trị và thơ hầu như không có ranh giới rõ rệt. Phải khẳng định rằng, Cách mạng đã làm nên sự nghiệp thơ ca của ông. Thơ ông là để giúp nước và cứu nước. Trong thế kỷ XX, không có ai có thể viết hay hơn Tố Hữu. Không dễ gì có được một nửa thế kỷ lớp trẻ hướng theo Cách mạng, làm Cách mạng cũng chính từ sự khơi nguồn trong thơ Tố Hữu. Tố Hữu may mắn được gặp Đảng và Đảng cũng may mắn có được Tố Hữu trong hàng ngũ của mình. Phải nói, đó là một Con người kỳ vĩ”.
Nhạc sĩ Văn Ký: ”Tố Hữu là một thi sĩ – chiến sĩ. Tố Hữu – nhà thơ của Cách mạng mùa thu. Thơ ông đã đánh thức tâm hồn tôi từ thời niên thiếu giữa một đêm đen nô lệ. Đã nhen lên trong tôi ngọn lửa của tình yêu đất nước. Thơ Tố Hữu đi đến tận cùng nỗi đau, nhưng không hề bi lụy, ngược lại ông giục ta đi tới. Niềm vui phơi phới vẫn như kìm nén, không dễ dãi thỏa mãn mà âm vang như một bản hùng ca. Ngay cả khi căm giận tột cùng, thơ ông vẫn toát lên tình bao la nhân ái. Xin vĩnh biệt và cảm ơn Tố Hữu, nhà thơ lớn của thời đại Hồ Chí Minh, nhà thơ yêu kính của tôi và của mọi người”.
( Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Báo Nhân dân 22/5/1997)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen30h.Net