Truyen30h.Net

Khuynh Tan Thien Ha Loan The Phon Hoa Phien Ngoai

Tác giả: Thương Hải Di Mặc

Sơ lược: đam mỹ tiểu thuyết, cận đại, thanh thủy văn (nghe đồn HE *cười mãn nguyện*)

Dịch giả: QT đại ca

Edit: Tiểu Mân Nhi

Tuyên bố: phiên ngoại này rất dài, mọi người ai muốn xem hãy chuẩn bị tư tưởng hết đi.

Đây là phần tiếp theo của "Khuynh tẫn thiên hạ - Loạn thế phồn hoa", nhưng có thể đứng độc lập, không phụ thuộc chính văn.

- Lời Mặc Mặc -

Sau thời Khuynh Càn hưng thịnh, đế quốc Đại Khuynh hoàng kim cũng đã đến hồi thoái trào.

Từ năm 240 Vũ Lịch, phản loạn dấy lên ở tỉnh Lưu Hà phương Bắc, chính quyền Hoa Hạ vốn thống nhất đã bắt đầu sụp đổ. Uy thế của hoàng thất Đại Khuynh đối với phương Bắc cũng ngày một yếu dần.

Vũ Lịch năm 516, thủ lĩnh tộc người du mục Gia Hà phương Bắc đem quân công thành bạt trại, tiến đến gần kinh đô Đại Khuynh, thế mạnh như chẻ tre. Hoàng đế cuối cùng tại vị, Phương Tổ Tức, trước tình cảnh đó đã tự vẫn để tạ tội cùng vong linh tổ tiên.

Vũ Lịch năm 517, họ Gia Hà thống nhất hai miền Nam Bắc, đổi niên hiệu sang Diên Nguyên, trở thành bá chủ mới toàn Hoa Hạ.

Diên triều của tộc người du mục chỉ kéo dài năm mươi năm ngắn ngủi, do bọn họ giỏi đánh trận nhưng không thạo chính trị, sưu cao thuế nặng, nhân dân lầm than ai oán, khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi.

Trong 49 năm lịch sử Diên triều, cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất từ trước đến nay bạo phát ở tỉnh Diệu Huyền phương Nam.

Thủ lĩnh Cố Phượng Lâm lên ngôi tại Thượng Hải, đặt hiệu "Hãn Vương", thống lĩnh mười vạn quân yếu nhược mệt mỏi lại có thể đánh bại hai mươi vạn quân thảo nguyên dũng mãnh, lật đổ Diên triều, thành lập nên Đại Việt.

Hai trăm năm trôi qua nhanh như gió thoảng. Sau khi vương triều Đại Việt suy tàn, ngũ đại phiệt Lý- Hàn- Kim- Độc Cô- Vũ Văn, Đông- Tây- Nam- Bắc- Trung mỗi bên hùng cứ một phương, xuyên suốt trăm năm tiến công tiêu diệt lẫn nhau, khiến cho khắp nơi chiến loạn, dân chúng trầm luân ai oán.

Lại trăm năm sau thời loạn ngũ phiệt, một đế quốc mới từ đống tàn tích của chiến tranh quật khởi đứng lên, Đại Lê - vương triều gần như Đại Khuynh xưa.

Trải qua 356 năm hưng thịnh thái bình, Đại Lê cũng không khỏi suy tàn, quốc gia dần đến hồi mục nát. Cùng lúc đó, cuộc cách mạng vận động văn hóa phục hưng oanh liệt bùng nổ ở bảy nước bên kia đại dương, chủ nghĩa phong kiến thống trị các quốc gia xưa nay bắt đầu nhường bước cho một thời đại mới lên ngôi - thời đại của chủ nghĩa tư bản.

Nhờ sự phát triển kĩ thuật hàng hải vượt bậc, những con người ngoại quốc da màu bắt đầu tràn vào lãnh thổ Đại Lê, vạch trần bức màn che thần bí uy nghiêm của mảnh đất đại lục này.

Đồng thời, nguồn tài nguyên phong phú dồi dào kia đã châm ngòi không biết bao nhiêu dục vọng thèm muốn và khao khát.

Mặc dù Đại Lê đang thi hành chính sách "Bế quan tỏa cảng", nhưng sự phòng ngự yếu nhược hủ bại ấy không làm sao đối chọi nổi những con thuyền chiến đạn pháo lợi hại của ngoại lai.

Hoàng thất Đại Lê lại bán nước cầu vinh, cắt đất bồi thường, ra sức nịnh hót bợ đỡ chính những kẻ đang âm mưu lật đổ hoàng triều.

Thời khắc này, quốc gia lâm nguy, đương nhiên sĩ khí yêu nước cùng tinh thần đoàn kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết, cuộc khởi nghĩa quy mô lớn nhanh chóng càn quét khắp nơi!

Từ những miền đất trọng yếu, cơ mật như kinh thành, đến xa xôi hẻo lánh như nông thôn và vùng núi cao, nơi nơi chốn chốn đều ẩn hiện bóng dáng quân cách mạng.

Dưới sự thống lĩnh chỉ đạo nghĩa quân của Quốc phụ (1) Tôn Trọng Khải, khối liên minh "tốt sơn mà mục ruỗng gỗ" Đại Lê hoàng triều cùng ngoại bang dị tộc đã đại bại, hoàng đế cuối cùng của Đại Lê - Hoành Xa đế thoái vị. Quốc Thống Phủ nước Hoa Hạ được thành lập, bắt đầu thực thi chế độ chính trị "Tam quyền phân lập" (2), đem hành chính, tư pháp, lập pháp phân vào ba thế lực lớn có địa vị ngang nhau trong cơ cấu chính phủ, tuy độc lập nhưng thực chất vẫn ngầm quản thúc lẫn nhau.

Toàn dân trên dưới đồng lòng, đoàn kết rắn như sắt thép, khiến ngoại bang không thể không nhượng bộ.

Song, khi Tôn Trọng Khải lâm bệnh nặng qua đời, bộ máy chính quyền thống nhất bắt đầu chia năm xẻ bảy.

Trên danh nghĩa, các đại quân phiệt đều ủng hộ vị trí lãnh đạo Quốc Thống Phủ, thực chất bên trong lại chiếm đất xưng vương. Lòng người ai ai cũng rõ, bất quá không tiện nói ra sự thực ấy mà thôi.

Trong số đó, "Đông Bắc Vương" Phương Động Liêu và tổng thống của Quốc Thống Phủ Dư Nghi Trì có thế lực mạnh mẽ nhất.

Công Nguyên năm 1928, phu nhân "Đông Bắc Vương" Phương Động Liêu hạ sinh quý tử, lấy tên gọi là Phương Quân Càn (方 钧 乾).

Dư Nghi Trì đến uống rượu mừng đầy tháng quý tử họ Phương, nghe xong thần sắc kinh hãi: "Phương Quân Càn (方 君 乾)? Trùng tên với thánh quân ngàn đời Hoàn Vũ đế?"

Đồng âm không đồng chữ, Dư tổng thống rõ ràng đã hiểu lầm.

Nào ngờ Phương Động Liêu nghe vậy liền cười lớn. Hắn bản tính dễ dãi hào phóng, cũng lười đính chính lại, lao đã đâm thì đành phải theo lao, liền đem tên quý tử đổi thành "Phương Quân Càn" (方 君 乾).

Sau khi Dư Nghi Trì biết rõ ngọn nguồn, không khỏi trêu đùa: "Hoàn Vũ đế xuất hiện rồi, không biết Vô Song công tử có đầu thai chuyển kiếp không đây."

Mà câu chuyện của chúng ta, nguyên lai cũng tại vì vậy mà bắt đầu...

Tiết tử hoàn.

(2) Tam quyền phân lập: nhà nước quản lý xã hội bằng 3 phương pháp: luật pháp, hành pháp và phân xử.

Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia . Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân - Quốc hộiHành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.

các quyền này được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Trên thực tế, việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước được áp dụng khác nhau trong hệ thống các nước cộng hòa tổng thống, theo nguyên tắc "kiềm chế và đối trọng", tức là các quyền kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa các quyền.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen30h.Net