Truyen30h.Net

Offline Tap Tanh Hoc Van

Đề bài: Nhà văn Katrina Goldsaito và hoạ sĩ Julia Kuo đã viết lên cuốn truyện tranh "Âm thanh của sự im lặng" (The sound of silence). Câu chuyện kể về Yoshio, một cậu bé đã khám phá ra sự im lặng giữa lòng thành phố Tokyo ồn ã, và tự dạy mình cách để cảm thụ được vẻ đẹp tinh tế ấy.
Còn bạn, bạn đã lắng nghe được điều gì giữa thời đại đang có quá nhiều âm thanh này? (Đội tuyển viết thành bài hoàn chỉnh)

Dàn ý:

A. Mở bài:                           

               Ai đó đã từng nói : "Đằng sau sự yên tĩnh của tâm hồn là sự trổi dậy mạnh mẽ của lí trí và cảm xúc". Thế nhưng, trong xã hội hiện đại đầy ắp những âm thanh xô bồ, liệu chúng ta còn lắng nghe những khoảng lặng trong tâm hồn ? Cuộc hành trình của Yoshio trong cuốn truyện tranh Âm thanh của sự im lặng  sẽ đưa chúng ta đến với những âm thanh khác nhau của cuộc sống và hơn hết, nó sẽ đưa ta đến với không gian thật sự của sự im lặng – đối mặt sự tĩnh lặng và tự tại bên trong chúng ta. Và liệu trong thời đại có quá nhiều âm thanh như hiện nay,  ta sẽ để bản thân lắng nghe được điều gì ?

B. Thân bài:

   1. Giải thích:

- Nhà sư Minh Niệm nói: "lắng" chính là sự im lặng sâu sắc của con tim, là ngõ vào của "nghe". Còn "nghe" mang ý nghĩa thấu hiểu, sẻ chia. "Lắng nghe" chính là hoạt động chủ động tập trung sự chú ý để tiếp nhận mọi nguồn thông tin của cuộc sống mà không bị chi phối bởi những gì xảy ra xung quanh.

– "Thời đại đang có quá nhiều âm thanh này": là quãng thời gian hiện tại, đang tồn tại cùng lúc quá nhiều kiểu dạng khác nhau của các kiểu tiếng nói, trong đó có cả tiếng nói bên trong lẫn bên ngoài. Ý chỉ một thời đại đang cùng lúc có quá nhiều vấn đề tác động đến sự tập trung chú ý của con người, khiến con người dễ bị chi phối.

– Có những âm thanh nào giữa thời đại này ?

   + Âm thanh bên ngoài: Tiếng ồn của thời đại công nghiệp: tiếng động cơ xe, tiếng động cơ của các thiết bị máy móc, âm thanh của các thiết bị điện tử (chuông điện thoại, âm báo tin nhắn,...); Tiếng la hét, ồn ào, chúc tụng,... của cuộc sống hỗn tạp; Tiếng gào thét của những cơn bão,của thiên tai...

   + Âm thanh bên trong: Tiếng thôi thúc của những tham vọng, tiếng giục giã của những kế hoạch, công việc...

=> Như vậy,câu hỏi cũng đồng thời đưa ra lời khuyên: phải biết lắng nghe,mở lòng để đón nhận âm thanh của cuộc sống vang động vào lòng. Và điều này vô cùng cần thiết trong cuộc sống

2. Bàn luận:

* Vì sao con người cần biết lắng nghe ?

    - Lắng nghe có vai trò rất quan trọng giúp con người tìm được sự bình yên trong tâm hồn. Trong thời đại có quá nhiều âm thanh hỗn tạp, pha trộn, ta có thể dễ dàng bị những âm thanh tiêu cực tác động đến cảm xúc và suy nghĩ. Đôi khi những âm thanh như vậy về mặt sức khoẻ sẽ gây nên sự mệt mỏi và stress nếu nghe trong thời gian dài. Tìm kiếm sự im lặng và lắng nghe những thanh âm bản thân muốn nghe sẽ giúp con người ta có được sự bình yên trong tâm hồn. Trong cuộc sống, ta có thể tự thưởng cho mình những kì nghỉ phép, một chuyến đi du lịch hay thay đổi hoạt động hàng ngày như tập thể dục, yoga, thiền hoặc đi bộ, leo núi. 

    - Lắng nghe để hoàn thiện và không đánh mất chính mình.

     - Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.

     - Mở lòng lắng nghe âm thanh của cuộc sống,ta sẽ tự làm giàu cảm xúc,cảm thông và thấu hiểu khiến cuộc sống tốt đẹp hơn.

* Vậy giữa thời đại này ta lắng nghe được điều gì ?

     - Những âm thanh thường nhật nhưng bị át đi bởi sự hỗn tạp của đời sống: Tiếng xào xạc trên vòm lá, tiếng hót trong trẻo ríu rít của những chú chim,tiếng radio,tiếng phương tiện giao thông....

      - Tiếng nói nội tâm của chính mình: lắng nghe sự dao động trong tâm hồn,tình yêu thương trước một cuộc đời còn lắm bất công, ngang trái,những lời dụ dỗ tự bên trong của chính mình hay sự yên tĩnh của tâm hồn.

* Lắng nghe bằng cách nào ?

      - Vừa nghe bằng tai vừa nghe bằng tim. Phải tự tìm cho mình sự tĩnh lặng trong nội tâm thì mới có thể lắng nghe được đầy đủ âm thanh của cuộc sống.

       - Lắng nghe bằng tai để tiếp thu ý kiến, để thấy những âm thanh ồn ã của thời đại nhưng cần có trái tim để cảm hoá điều ấy.

       - Hơn hết phải lắng nghe bằng cả trái tim để tự tìm cho mình sự tĩnh lặng trong tâm hồn.

* Dẫn chứng:

      - Giữa thời đại có quá nhiều âm thanh, thời đại của khoa học kĩ thuật lên ngôi, con người ta đôi khi sẽ vô tình bị cuốn theo bởi nhịp đời nhanh mà rộn rã ấy, điều đó khiến cơ hội để ta sống chậm để lắng nghe mọi thứ, lắng nghe bản thân mình cũng trở nên thật hiếm hoi. Trong khi con người vẫn bận rộn chạy đua với thời gian thì thời điểm bùng phát dịch bệnh Covid năm 2020 lại là một trạm nghỉ, cho ta lần nữa được lắng nghe những thanh âm trong trẻo nhất, thanh âm của sự im lặng, thanh âm của tâm hồn họ. Giãn cách xã hội, người dân không mấy ai ra đường, không giao thông chợ búa ồn ã, không tụ tập hội hè... Khi tất cả đều chìm vào im lặng, con người có xu hướng trở nên quan tâm đến những điều xung quanh hơn, biết lắng nghe gia đình người thân và quan trọng là chính họ. Bên cạnh đó, im lặng và lắng nghe còn là cách để ta có thể bình tâm, rút ra những bài học cuộc sống thông qua việc nghe những post cast, radio, âm nhạc, sách nói,... trau dồi kiến thức từ việc tập trung và nghe.

          - Nếu được chia sẻ là nhu cầu cần thiết thì mong muốn được người khác lắng nghe cũng là nhu cầu tất yếu của con người. Có câu: "Nếu bạn muốn hiểu tư duy của ai đó, hãy lắng nghe lời nói của anh ta" (Johann Wolfgang von Goethe). Trong cuộc sống, để duy trì những mối quan hệ việc lắng nghe trọn vẹn sẽ có giá trị hơn ngàn vạn lời an ủi bâng quơ. Nó nâng cao giá trị của bản thân người nghe: có kĩ năng sống, hành xử tốt, tinh tế. Không những thế, lắng nghe đôi khi còn cho chúng ta hiểu bản thân hơn, để có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Giống như gần 20 năm trước, Viettel bước chân vào thị trường viễn thông và tái định vị thương hiệu lần thứ nhất: slogan "Say it your way" (Hãy nói theo cách của bạn) ra đời. Triết lý của họ khi đó là tiên phong đổi mới nhưng lắng nghe, thấu hiểu khách hàng. Từ việc lắng nghe và thấu hiểu ấy, họ có thể khắc phục ngay lỗi sai và thêm mới những gì phù hợp với yêu cầu của khách hàng đồng thời cũng là của bản thân họ.

       - Hoặc phải kể đến cô học trò Nguyễn Ngọc Khanh, thủ khoa khối D trong kì thi đại học năm 2020 với điểm số đáng ngưỡng mộ vô cùng. Cô nữ sinh Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội đã chuyên tâm lắng và nghe rất nhiều. Từ ấy, cô dành thời gian để suy ngẫm và bắt đầu hành động sáng suốt, tương tự như vậy, ta có thể đưa ra lựa chọn, sửa chữa những khuyết điểm của bản thân thông qua lắng nghe để ngày một hoàn thiện hơn.

3. Mở rộng,nâng cao:

  - Phê phán những người không  lắng nghe được điều gì của thời đại hay cứ mãi quay cuồng , mất phương hương giữa thời đại có quá nhiều âm thanh hoặc lãng quên sự im lặng.

    - Tuy nhiên "Âm thanh của sự im lặng" không phải là sự vắng mặt hoàn toàn của âm thanh, mà là sự thức tỉnh và lắng nghe được âm thanh bên trong của chính mình.Nếu không hiểu được điều đó chúng ta sẽ dễ sống khép kín thu mình vào giữa xã hội náo nhiệt , đông đúc.

     - Lắng nghe cuộc đời không phải là ngồi lặng im trong không gian,để thời gian trôi qua một cách lãng phí mà phải nỗ lực cống hiến,làm đẹp cho đời.

4. Bài học nhận thức,hành động:

      - Giữa vô vàn thanh âm của vũ trụ , ta phải học cách lắng nghe những âm thanh tinh tế ,đẹp đẽ nhất đó có thể là những âm thanh , tiếng nói của nhạc, của lời dẫn thiền, của tiếng niệm chú ... đều  là hành trang giúp ta bước tiếp.

     - Bên cạnh đó, giống như màu đen có thể hấp thụ mọi màu sắc, sự im lặng hấp thu năng lượng từ những âm thanh để tạo ra thanh âm của sự tĩnh lặng. Dưới tác động của âm thanh, ta dần làm quen với sự yên lặng đang hiện hữu trong tâm thức, quen với những suy nghĩ cũng như sự tĩnh lặng của cơ thể từ đó tạo nên một tâm vững vàng, là nơi những âm thanh khác có thể nảy sinh.

      - Cần biết chọn lọc những âm thanh tốt đẹp tránh bị rối loạn giữa những âm thanh. Là lứa tuổi trẻ đang căng tràn nhựa sống và niềm đam mê nhiệt huyết, tôi đã cảm nhận được những âm thanh náo nức nhộn nhịp hay là cả khi yên tĩnh nhẹ nhàng. Để làm được như vậy , ta luôn phải giữ tâm hồn thoải mái , thư giãn và sự lắng nghe tỉ mỉ , tinh tế.

– Mỗi người chúng ta tạo cho mình một cách nhìn nhận, lắng nghe tiếng nói của cuộc đời và của chính mình. Nếu ai đó sống không lắng nghe, suy ngẫm thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào.

– Mỗi chúng ta biết nhìn thấu đáo cuộc sống bên ngoài và tiếng nói của nội tâm sẽ bồi đắp, nuôi dưỡng cho ta vẻ đẹp tâm hồn phong phú và ước mơ sống tốt đẹp.

C. Kết bài:

                Sự im lặng đã có ở đó từ rất lâu, nhưng phải thật kiên trì ta mới về lại được với khoảng không của sự im lặng.  Bình yên, giống như một khu vườn bị phủ đầy tuyết. Giống như những tấm thảm futons đang được phơi khô dưới ánh mặt trời. Lắng nghe cuộc sống và lắng nghe chính mình, giữa thời đại đang có quá nhiều âm thanh, hãy lắng nghe từng thứ một, cảm nhận và đặt cảm xúc vào nó, đó mới thật sự là sống.


_______________________

Taam: Này là dàn ý do cả nhóm t làm, vì mỗi đứa một phần nên không được liền mạch lắm. Đợt này hơi bận nên không có thời gian viết bài, hẹn ngày đẹp trời nào đó sẽ hoàn thiện.

Bài viết có tham khảo internet!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen30h.Net