Truyen30h.Net

Văn ôn thi vào 10

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

ng_joyaa

#khổ 1,2 ( diễn dịch )
(1) cuộc kháng chiến chống Mỹ đã qua đi những để lại trong lòng người dân Việt Nam biết bao nhiêu cảm xúc, cũng chính từ cảm xúc đó, tác giả Phạm Tiến Duật đã viết nên tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (2) Ở ngay câu thơ đầu tiên những chiếc xe hiện ra thật trần trụi, xe không có kính, không có đèn, khắp xe bị xước,... vậy mà xe vẫn được lái băng băng vượt qua bom đạn kẻ thù. (3) với việc sử dụng ngôn từ, phong cách, nội dung đến nhịp điệu thơ đều rất tự nhiên, mộc mạc, có sức gợi tả, gợi cảm, giọng điệu thản nhiên gây sự chú ý về vẻ khác lạ của chiếc xe. (4) từ đó thể hiện một hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng tinh nghịch thích cái lạ của nhà thơ Phạm Tiến duật (5)  nghệ thuật đảo ngữ từ láy ung dung lên đầu câu đã nhấn mạnh tư thế bình thản hiên ngang tự tin tiến về phía trước của người lính lái xe. (6) phép Điệp từ cùng thủ pháp liệt kê nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng đã cho thấy tư thế bình thản, dũng cảm và một niềm sảng khoái bất tận của người chiến sĩ lái xe ra trận(7) ôi chao! (8) phải chăng họ đã nhìn thẳng vào bom đạn của kẻ thù nhìn thẳng vào con đường đang bị bắn phá để lái xe vượt qua. (9) qua khung cửa xe tác giả mở ra một không gian rộng lớn với những con đường dài phía trước có gió thổi có cánh chim và cả những ánh sao đêm.(10) hình ảnh gió vào xoa mắt đắng trong khổ thơ thứ hai được sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn của người lính lái xe. (11) ở đây tác giả còn sử dụng h/a con đường chạy thẳng vào tim không chỉ thể hiện Tốc độ của chiếc xe khiến ng cầm lái với con đường dường như không còn khoảng cách mà còn cho ta thấy tinh thần khẩn trương của các anh đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. (12) cuối khổ thơ, phép so sánh như sa như ùa vào buồng lái đã diễn tả thật tài tình với sự phi thường của tiểu đội xe không kính khi ra trận khiến cả một bầu trời đêm nay như sa như ùa vào.

#Khổ 3,4 ( tổng - phân - hp )
(1) Nếu như hai khổ đầu bài thơ cho ta thấy những khó khăn thử thách khi mới bắt đầu vào cuộc chiến mà người lính phải đối mặt thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp.(2) Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ Nào là "gió, bụi ,mưa," nhưng chính cái tuổi trẻ ngang tàn niềm tin chiến thắng và lòng dũng cảm khiến các anh chịu đựng một cách dễ dàng và có phần thách thức. (3) Phạm Tiến duật đã biến những khó khăn trở ngại khi lái những chiếc xe không kính trở thành một cơ hội để thử thách lòng dũng cảm ý chí của các anh. (4) về nghệ thuật, Giọng điệu thơ có khi ngang tàng tự nhiên như bất chấp gian khổ được thể hiện rõ trong cấu trúc được lặp lại "không có ... ừ thì" "chưa cần". (5) từ đó Câu thơ đã cho thấy thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ hiểm nguy tinh thần lạc quan dũng cảm của người lính. (6)  hình ảnh so sánh bụi phun tóc trắng như người già và mưa tuôn mưa xối như ngoài trời đã nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên vật và chiến trường. (7) đồng thời câu thơ còn cho thấy sự ngang tàng phơi phới lạc quan dũng mãnh tiến về phía trước của người lính Trường Sơn. (8) gian khổ, nguy hiểm ác liệt của chiến tranh cũng không làm ảnh hưởng đến tinh thần của họ (9) Hình ảnh "phì phèo châm điếu thuốc", "cười haha" và "lái 100 cây số nữa" cho thấy người lính bất chấp gian khổ coi thường hiểm nguy thử thách, mang một tinh thần lạc quan yêu đời. (10)người lính trong bài thơ được tác giả thể hiện thật chân thực vui tính không hình, đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 20 hồn nhiên tiểu táo nhưng cũng thật cảm động trong không khí đoàn kết trong tình đồng chí đồng đội. (11). như vậy qua việc phân tích hai khổ thơ trên ta đã thấy được thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ hiểm nguy và tinh thần lạc quan dũng cảm của người lính. (12) Chính những phẩm chất ấy đã giúp chiếc xe không kính vượt qua bao mưa bom bão đạn giúp cuộc chiến gần hơn đến thắng lợi.

#Khổ 5,6 ( quy nạp )
(1) Hình ảnh những chiếc xe từ trong bom rơi là một hình ảnh tả thực vô cùng độc đáo, những chiếc xe đã vượt qua bao thử thách khắc nghiệt của chiến trường trở về rồi họp thành tiểu đội trong những cái bắt tay vô cùng độc đáo (2)Chính cái bắt tay đó đã cho thấy tinh thần đoàn kết gắn bó với nhau của các chiến sĩ lái xe đồng thời thể hiện được rằng sự tinh nghịch ngang tàn của họ nơi chiến trường khắc nghiệt.(3) dù đó chỉ là lời động viên ngắn ngủi thầm lặng là sự chia sẻ vội vàng nhưng chan chứa biết bao tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc trong tâm hồn của người lính (4) Ở khổ thơ tiếp theo tình cảm Thắm thiết như ruột thịt như anh em trong gia đình ấy lại được khẳng định một lần nữa. (5) bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy một cách định nghĩa về gia đình thật lạ thật tiểu táo hóm hỉnh. (6) Họ chung bát đũa chung mâm cơm chung con đường hành quân, chung một lý tưởng Những tình cảm ấy Thật bình thường giản dị cũng thật sâu nặng thiêng liêng biết bao ! (7) từ láy chông chênh gợi ra cảm giác bắp bên không bằng phẳng, có lẽ đó chính là những khó khăn gian khổ trên con đường ra trận của người lính. (8) Chính tình đồng đội đã tiếp cho họ sức mạnh giúp tâm hồn họ phơi phới lạc quan để rồi lại đi lại đi trời xanh thêm. (9) ở câu thơ cuối cùng điệp ngữ lại đi đã Khẳng định ý chí giải phóng miền Nam, không ngừng tiến tới mặc cho mưa bom bão đạn. (10) hình ảnh trời xanh không chỉ biểu tượng cho sự sống mà còn biểu tượng cho tự do, hòa bình, thể hiện tâm hồn chan chứa lạc quan, hy vọng yêu đời của người lính (11) như vậy qua việc phân tích khổ hai khổ thơ trên ta đã thấy được tình đồng chí đồng đội cùng tinh thần lạc quan của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ. (12) chắc hẳn với những giá trị nội dung và nghệ thuật trên bài thơ sẽ sống mãi trong lòng người đọc.

#Khổ 7 ( quy nạp )
(1) trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ban đầu đã không có kính bị bom Mỹ làm cho biến dạng (2) chỉ với hai câu thơ mà điệp ngữ không có được vang lên ba lần không có kính không có đèn không có mui. (3) hình ảnh chiếc xe vận tải hiện lên trong khổ thơ thật trần trụi thiếu thốn kể cả những thiết bị tối thiểu nhất (4) đó là minh chứng cho cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt nhưng không vì thế mà sẽ ngừng chạy về phía miền Nam thân yêu (5) vẫn chạy là vẫn tiếp tục không ngừng dù cho bất cứ điều gì xảy ra. (6) bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không thể để bếp được tinh thần của người chiến sĩ lái xe bởi vì đó là lòng yêu nước đó là biểu khát vọng Hòa Bình thống nhất đất nước của các anh (7) sự đối lập giữa cái không có về vật chất và cái có về tinh thần lại càng làm nổi bật lên sức mạnh của lòng yêu nước. (8) Ở câu thơ cuối cùng tác giả sử dụng hình ảnh trái tim để hoán dụ cho tình yêu nước nồng nàn trái tim đầy tinh thần trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước vì hòa bình thống nhất.(9) Chỉ cần trong xe có một trái tim: mọi thứ của xe có thể không còn nguyên vẹn nhưng chỉ cần vẹn nguyên trái tim người lính - trái tim vì miền Nam thì xe vẫn chạy. (10) Đó không chỉ là sự ngoan cường, dũng cảm vượt lên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tình yêu nước, là chân lý của thời đại sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí công cụ mà là con người giầu ý chí anh hùng lạc quan Quyết Thắng. (11) trái tim đã trở thành nhãn tử của bài thơ, cô đúc Ý toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc (12) Như vậy bằng một chất giọng khỏe khoắn, tươi vui, kết hợp với nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê, hoán dụ và đặc biệt là nghệ thuật đối lập nhà thơ Phạm Tiến duật đã làm nổi bật lên tình yêu nước nồng nàn khát vọng Hòa Bình thống nhất của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen30h.Net