Truyen30h.Net

Nói với con

* Nửa đầu khổ 1
(1) Nói với con là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn y Phương. Những lời tâm tình của thơ thứ nhất tác giả đã nói với con cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng từ gia đình. (2) Đoạn thơ đã gợi ra một khung cảnh gia đình đầm ấm và hạnh phúc. (3) sử dụng hệ thống từ ngữ dầu giá trị tạo hình "chân phải" "chân trái" "một bước" "hai bước" gợi cho chúng ta liên tưởng đến những bước chân chập chững đầu đời của một em bé trong sự vui mừng của cha mẹ. (4) con đang lớn dần lên từng ngày, gia đình chính là cái nôi ấm êm để con khôn lớn trưởng thành. (5) thủ pháp liệt kê đã tái hiện được hình ảnh của một em bé đang chập chững tập đi lúc thì sà vào lòng mẹ, khi lại níu lấy tay cha. (6) Đồng thời gợi lên ánh mắt như đang dõi theo và vòng tay dang rộng đón đợi của cha mẹ. (7) nhịp thơ 23 với cấu trúc đối xứng đã tạo nên một âm điệu không khí tươi vui và cười đến một mái ấm gia đình đề huề hạnh phúc. (8) biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Giúp con chạm tới tiếng nói tiếng cười là những thứ trừu tượng vô hình. (9) lời thơ giản dị như một lời tâm tình thủ thỉ nói với con rằng gia đình chính là cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng, là niềm hạnh phúc vô bờ bến của bố mẹ. (10) vì thế trên hành trình vạn dặm của cuộc đời con không thể không nhớ về cội nguồn. (11) như vậy chỉ với bốn câu thơ đầu tiên tác giả Y Phương đã mở ra không khí của một gia đình đầm ấm ngập tràn tình thương yêu. (12) chắc hẳn với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc đoạn thơ sẽ để lại dấu ấn trong lòng người đọc

* Nửa sau khổ 1
(1) nếu như gia đình trong bốn câu thơ đầu của bài thơ nói với con là cội nguồn sinh thành và dưỡng dục con thì quê hương ở năm câu thơ sau bằng văn hóa lao động đã nuôi dưỡng và che chở cho có thêm khôn lớn trưởng thành (2) Đầu tiên quê hương được giới thiệu qua hình ảnh của người vùng cao - "người đồng mình" đi liền với tiếng gọi "con ơi" đã thể hiện một mqh gần gũi, ấm áp giữa các con ng miền quê. (3) câu thơ "đan lờ cài nan hoa" vừa tả thực về công cụ lao động thô sơ được những con ng nơi đây trang trí trở nên đẹp đẽ hơn. (4)đồng thời tác giả còn gợi lên đôi bàn tay khéo léo tài hoa cần cù, sáng tạo trong lao động của ng đồng mình, và cũng chính sự sáng tạo ấy khiến cho nan nứa nan tre thô sơ, giản dị trở thành "nan hoa" rất đẹp. (5) "vách nhà ken câu hát" tả thực cách làm nhà của ng miền núi lấy những tấm gỗ, cây tre xếp sát vào để tạo thành vách nhà, khiến cho những vách nhà như được ken dầy thêm câu hát vào đó. (6) dẫu cho cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, vất vả, thiếu thốn nhưng họ luôn vui vẻ, đầy ắp những tiếng hát lời ca. (7) Hai động từ "ken", "cài" vừa gợi đôi bàn tay khéo léo trong lao động vừa gợi lên sự gắn bó đoàn kết của ng đồng mình. (8) rừng núi quê hương cũng rất thơ mộng nghĩa tình thiên nhiên ấy đã che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn lẫn lối sống. (9) bp nhân hoá "rừng" và "con đường" qua điệp từ "cho" giúp ng đọc nhận ra đc lối sống đậm tình nghĩa của ng đồng mình. (10) Gia đình và quê hương là hai chiếc nôi sinh thành nuôi con khôn lớn bồi đắp cho con cả về tâm hồn và lối sống(11) Ở cuối khổ thơ nhà thơ nhắc lại về ngày cưới của cha mẹ như muốn con ghi nhớ rằng con có một gia đình hạnh phúc, một quê hương sâu nặng nghĩa tình và đừng bao giờ quên cội nguồn thiêng liêng đẹp để ấy. (12) như vậy qua khổ thơ đầu tiên, tác giả y phương 

* Khổ 2
(1) Nếu như ở khổ thơ thứ nhất người cha đã mở ra cho con những ký ức đẹp đẽ về gia đình quê hương thì ở khổ thơ thứ hai người cha lại nhấn mạnh sự gắn bó của con người những con người quê hương. (2) Ở ngay câu thơ đầu tiên động từ "thương" kết hợp với từ chỉ mức độ "lắm" đã diễn tả trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với nỗi vất vả khó khăn của ng đồng mình. (3) Hệ thống từ ngữ dầu sức gợi qua hai tính từ "cao" "xa" gợi liên tưởng đến những dãy núi cao hay những khó khăn chồng chất để thử thách ý chí con người. (4) tác giả đã lấy "cao" của trời để đo nỗi buồn, lấy "xa" của đất để đo ý chí con người. (5) tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn quyết tâm ý chí vượt lên trên mọi gian khó được thể hiện Ở câu thơ tiếp theo qua điệp từ "sống" (6) phép điệp cấu trúc "sống....không chê" đã nhấn mạnh lối sống ít Tình thuỷ chung gắn bó với quê hương của những con người vùng cao. (7) Biện pháp so sánh "sống như sông như suối" gợi lên cuộc sống bình dị, hiền hoà gắn bó với thiên nhiên đồng thời thể hiện tâm hồn trong sáng phóng khoáng và dạt dào tình cảm như sông suối. (10) Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" kết hợp với phép liệt kê "đá gập ghềnh" "thung nghèo đói" gợi lên cuộc sống nhiều vất vả gian nan. (11) nếu như câu thơ trên thể hiện hình thức bên ngoài của ng đồng mình "thô sơ da thịt" thì câu thơ sau lại làm bật lên tâm hồn ý chí nghị lực lớn lao, sức sống bền bỉ của họ. (12) Với việc sử dụng nghệ thuật tương phản tác giả đã làm tôn lên vóc dáng của người đồng mình tuy "thô sơ da thịt" nhưng không hề yếu đuối. (13) Có lẽ hình ảnh tự đục đá kê cao quê hương không chỉ là quá trình dựng nhà, dựng bản của người vùng cao kê trên những tảng đá lớn mà đó còn thể hiện ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần tự lực cánh sinh họ đã dựng xây và nâng tầm quê hương.

* Khổ cuối
(1) khổ thơ cuối trong bài thơ nói với con của nhà văn Y Phương Đã thể hiện rất suất sắc mong muốn của người cha với con : hãy vững bước tự tin trên đường đời. (2) Khổ thơ bắt đầu  bằng tiếng gọi "Con ơi" thật trìu mên (3) Hình ảnh "thô sơ da thịt" được lặp lại như là người khẳng định để khắc sâu trong tâm trí con rằng con cũng là người đồng mình cũng mang hình hài, vóc dáng chung. (4)hai tiếng "lên đường" là cuộc sống tương lai của người con, khi người con đã khôn lớn trưởng thành có thể tự tin vững bước trên đường đời. (5) "không.... nhỏ bé được" câu thơ là lời dặn dò trìu mến cùa người cha : trên bước đường tương lai mặc dù con có gặp khó khăn gian khổ thì cũng phải mạnh mẽ, có ý chí nghị lực phi thường vượt qua những khó khăn thử thách. (6) Đó cũng là lời căn dặn con không bao giờ được nhỏ bé tầm thường mà phải biết giữ lấy thì cút cách giản dị mộc mạc của người đồng mình. (7) hai tiếng nghe con kết thúc bài thơ là cả một tấm lòng mênh mông của người cha. (8) Đó là tấm lòng thương yêu kỳ vọng lời dặn dò nhắc nhở con phải cắt khắc cốt ghi tâm để sau này phải biết sống cao thượng tự trọng xứng đáng với phẩm chất cao quý của người đồng mình. (9) với giọng điệu thiết tha tâm tiền triều mến người cha đã gửi gắm cho con những bài học quý giá để trên suốt hành trình dài rộng cuộc đời con mãi mãi khắc ghi. (10) như vậy qua khổ thơ cuối bài thơ nói với con tao đó thấy được tình cảm sâu nặng của người cha dành cho con đồng thời bộc lộ tình yêu quê hương và lòng tự hào về người đồng mình của tác giả

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen30h.Net