Truyen30h.Net

Việt Nam - Một lịch sử

14. CAO BIỀN_Tiết độ sứ An Nam

Canarydongduong

Cao Biền được vua Đường Ý Tông cử sang làm Tiết độ sứ nước ta từ năm 864 đến năm 868. Ông này, rất tiếc phải thừa nhận rằng, là một freelancer đa tài đa nghệ. Nghề gì cũng mó, và cứ hễ mó vào là giỏi. Từ tướng quân, cho tới phù thủy, rồi đạo sĩ, thầy phong thủy, lại còn thêm cả năng lực quản lí thần sầu... Max nhọ cho các cụ nhà mình.

Trước khi gả Cao Biền đi, vua Đường Ý Tông còn tỉ tê căn dặn: "Long mạch đất Nam vãi cả lắm con ạ. Mày xem có cái nào thì yểm đi cho chúng nó hết đẻ trứng. Rồi vẽ lại cái bản đồ mang về cho má coi với. Ahihi!"

Vậy là Cao Biền bắt đầu có cái thú vui vãi cả tao nhã, đó cosplay thành phù thủy và cưỡi diều giấy origami bay đi khắp nơi coi địa thế. Cứ hễ nước Nam thò ra cái huyệt đế vương nào là lại nhanh chân nhanh tay trấn sạch. Ý là trấn yểm sạch.

Công cuộc diệt trứng nước Nam của Cao Biền thành công cũng lắm mà thất bại thì càng nhiều. Minh chứng là nước mình vẫn đẻ ra được rất nhiều nhân tài vừa tỉnh vừa đẹp trai.

1. CAO BIỀN TRẤN YỂM SÔNG TÔ LỊCH - ĐẮP THÀNH ĐẠI LA

"Thánh vật sông Tô Lịch" từng là một cái tựa đề làm mưa làm gió và được nhai lại đến nát bét trên khắp các mặt báo lá cải. Vậy sông Tô Lịch, nơi hiện là cái rãnh thoát nước thải của Hà Nội, có cái quần què gì hot?

Năm 2001, đội thi công nạo vét sông Tô Lịch đã phát hiện những di vật cổ: 7 cây gỗ chôn đứng dưới lòng sông tạo thành hình thất giác đều, 7 bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai và táng giữa các cọc gỗ, đồ gốm, xương voi, ngựa, dao, tiền đồng...
Và nếu như những tai nạn trời ơi đất hỡi không liên tục xảy đến với thành viên đội thi công, thì câu chuyện này hẳn sẽ chỉ dừng lại ở việc vớt được vài món cổ vật hay ho và hơi kinh dị.

Các thầy bùa, thầy pháp từ rởm đến "giỏi" được dịp vung nước miếng tán tàn, rằng đây là cái trận đồ bát quái cực kì cao thâm, âm khí nặng nề. Cũng chả hiểu từ 7 cái cọc chôn hình thất giác đều thì suy luận kiểu quần què gì ra trận đồ bát quái. Nhưng thôi, mình người trần mắt thịt, các thầy nói thì nên dỏng tai nghe.

Rồi người ta liên hệ đến chuyện xảy ra từ tận năm 866. Đồng chí Cao Biền, đã nhắc ở bài trước, ngày đêm ước ao đắp được một cái thành Đại La to vật vã. Khi thi công đến đoạn dọc bờ sông Tô Lịch thì cứ xây được một đoạn lại sụt lở hết sạch. Dù đồng chí có chơi lầy đến mấy, đắp đi đắp lại bao nhiêu lần thì cũng đếch ăn thua.

Sau một hồi làm ăn cẩn thận hơn, khảo sát thực địa kĩ lưỡng thì đồng chí phát hiện đoạn này là giao của ba con sông lớn, nền đất bất ổn là chuyện v cả bình thường. Vậy là đồng chí bèn chôn thử cái trận đồ dưới lòng sông để trấn yểm, mong đất sẽ ổn định hơn. Vụ này thành công mĩ mãn, thành Đại La xây đắp ngon lành. Cơ chế cụ thể mình cũng không rõ. Ai có bà con với đồng chí Cao Biền thì đi hỏi dùm nha. :)

2.TRẬN ĐẤU PHÉP GIỮA CAO BIỀN VÀ THẦN SÔNG TÔ LỊCH

Mối duyên nợ giữa thần Long Đỗ và đồng chí Cao Biền bắt đầu vào một ngày tháng 6, trời trong xanh, mây bay bay. Hôm ấy, Cao Biền nổi hứng cưỡi du thuyền đi ngắm cảnh. Đột nhiên ngó thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, dung mạo kì dị đang tắm ở giữa sông. Chính là thần Long Đỗ đang cosplay. Đồng chí Cao Biền bèn lân la làm quen:

- Đằng ấy tên gì?

- Tô Lịch á.

- Nhà đằng ấy ở đâu?

- Ở sông này luôn á.

Dứt lời, cụ già bèn đập tay làm nước bắn tóe lung tung rồi biến mất.

Một ngày khác, đồng chí Cao Biền đang tha thẩn chơi bên bờ sông thì thấy trời tự nhiên mù mịt, gió thổi ầm ầm, nước sông cuồn cuộn. Rồi một dị nhân xuất hiện giữa sông, cao hơn hai trượng, áo vàng mũ tím... nói chung là phục sức oai phong lồng lộn. Đồng chí Cao Biền sợ v tè, nghĩ phen này nhất định phải yểm.

Tối ấy đồng chí nằm mơ thấy thần đến bảo: "Ế, đừng yểm mất công. Tui là thần Long Đỗ, cai quản vùng này. Nghe đồn đằng ấy xây thành thì đến xem chơi. Chứ tui sợ quái gì bùa phép."

Đã nhắc vậy rồi mà sáng hôm sau vừa tỉnh dậy đồng chí Cao Biền vẫn cứ chầy cối đi niệm thần chú, lấy kim đồng thiết phù để yểm. Quá bực bội và lộn ruột, thần Long Đỗ bèn làm sấm đùng đùng, mưa rào rào, khuấy cho kinh thiên động địa. Kim đồng thiết phù thoắt cái bị thổi bay mất dạng.

Đồng chí Cao Biền câm nín hoàn toàn, cực kì kinh hãi, cun cút đi dựng một cái đền để thờ thần Long Đỗ ở trong La thành.

3. CAO BIỀN TRẤN YỂM LONG MẠCH TẢN VIÊN

Đồng chí Cao Biền là một thiên tài hiếm có trong lĩnh vực kết thù chuốc oán với thánh thần, điển hình của dạng thanh niên điếc không sợ súng. Pha nghịch ngu nổi tiếng nhất của đồng chí Cao Biền chính là đi gây hấn với đức thánh Tản Viên, hay còn gọi là soái ca Sơn Tinh.

Đồng chí Cao Biền có một ngón đòn lừa dùng đi dùng lại khi đối phó với các thánh thần đất Nam. Đó là mổ bụng trinh nữ, moi sạch ruột ra, nhồi cỏ bấc vào. Sau đó xác trinh nữ được đặt ngồi lên ngai. Đồng chí Cao Biền sẽ giả lập đàn cúng tế, lừa thánh thần nhập xác coi trò vui rồi dùng kiếm báu chém đầu. Chém xong, đồng chí Cao Biền mới đào giếng, chôn kim khí để triệt long mạch.

Một lần khi đồng chí Cao Biền cưỡi diều origami bay qua núi Tản Viên (tức Ba Vì), thấy long mạch cuồn cuộn, định bụng lại dùng mánh nhảm quần kia để giết thần núi và trấn yểm.

Nhưng soái ca Sơn Tinh rất tỉnh và đẹp trai, vừa ngó đã biết tỏng âm mưu của đồng chí Cao Biền. Soái ca cũng chẳng thèm hô mưa gọi gió, khuấy đảo đất trời như thần Long Đỗ ở sông Tô Lịch. Soái ca cứ thế hiện lên, nhổ toẹt một bãi nước bọt vào đầu Cao Biền rồi biến mất. Cách này tuy có hơi kém vệ sinh và thô tục nhưng lại khiến đồng chí Cao Biền "đẹp mặt" vô cùng luôn. :v

Một phiên bản khác có cái kết vệ sinh hơn, đó là soái ca Sơn Tinh mắng đồng chí Cao Biền một trận té tát rồi bỏ đi.

4.GIẤC MỘNG ĐẾ VƯƠNG CỦA CAO BIỀN

Đồng chí Cao Biền trông bề ngoài thì có vẻ tận tụy với vua Đường, nhưng thực ra bản thân đồng chí cũng có một cái giấc mộng đế vương nho nhỏ. Khi được gả sang đất Việt, đồng chí lén lút mang theo cả xương cốt của đồng chí cha. Chuyện này mà bị vua Đường phát hiện chắc quánh phù mỏ cả chín họ, tức tru di cửu tộc. :v

Một lần khi cưỡi diều origami bay qua núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa, đồng chí Cao Biền thấy huyệt hàm rồng "xương long vô túc" (rồng không chân). Nhưng đồng chí liếc mắt phát vẫn biết ngay là huyệt quý. Khổ nỗi lúc đó lại đi cùng mấy thằng đệ, nên phải nói láo: "Úi con rồng què, chả quý gì. Thôi khỏi yểm."

Ngay đêm ấy, đồng chí Cao Biền lén lút mang xương cốt cha đến táng vào huyệt Hàm Rồng. Nhưng năm lần bảy lượt cụ rồng đều chê dở nhè ra. Huyệt không kết phát nổi.

Biết là huyệt cực quý, đồng chí Cao Biền lại càng ham thích. Máu nhây, máu lầy nổi lên, đồng chí tán nhỏ xương cốt đồng chí cha để rải vào. Nhưng vừa hí hửng tung lên thì một đàn chim vãi cả vô duyên không biết từ đâu ra, vỗ cánh vù vù làm xương bám trên vách đá bay hết sạch.

Chẳng được bộ tích sự gì còn mất luôn cả xương cốt đồng chí cha. Không lẽ tốn công về Đại Đường đào nốt xương cốt đồng chí má.

Nhưng đồng chí Cao Biền lại đột ngột sáng suốt mà nhận ra: "Linh khí nước Nam mạnh vãi chưởng, cố nữa chắc chết." Ước mơ nho nhỏ thế là tiêu tan.

5.CAO BIỀN LUYỆN ÂM BINH

Đồng chí Cao Biền không chỉ thích chọc ngoáy thánh thần mà còn khoái đánh bạn với cả bọn âm binh. Hãy tưởng tượng tới lũ zombie trong Train to Busan. :v

Khi được vua Đường gả sang nước Nam với mục đích là trấn áp và triệt hạ long mạch, đồng chí đã nuôi ý định tạo ra một trăm âm binh làm phụ tá. Và để có được một trăm âm binh trông có vẻ có ích thì mỗi ngày đồng chí sẽ phải thắp một nén nhang để gọi lên một âm binh. Sau trăm ngày, một trăm âm binh sẽ sống dậy.

Nhưng đồng chí Cao Biền do quá lười nên đã giao công việc vãi cả quan trọng này cho một bà hàng nước đất Nam. Bà hàng nước này không may lại có IQ cao hơn ước lượng của đồng chí rất nhiều. Bà nghi ngờ đồng chí có âm mưu gì đó, bèn một phát đốt sạch cả trăm nén nhang.

Như vậy, chỉ trong một ngày, một trăm âm binh đã sống dậy tất. Nhưng do dậy non, cũng có thể hiểu là đẻ non, nên đám âm binh này tâm sinh lí yếu xìu, chẳng được bộ tích sự gì.

Từ đó dân gian mới có câu: "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non". Ý chỉ những thanh niên hấp tấp vội vàng đâm ra hỏng việc.

6.CAO BIỀN VÀ NHỮNG NỖ LỰC TRẤN YỂM LÀNG CỔ PHÁP

Đồng chí Cao Biền trong quá trình đi lần mò trấn yểm đã phát hiện ra Cổ Pháp, một ngôi làng chỉ nhỏ bằng cái lỗ mũi nhưng lại có long mạch rất thịnh.

Đồng chí bèn cho đào sông Giang và đầm Phù Chẩn rồi chôn bùa trấn yểm. Tất cả là mười chín chỗ. Xong xuôi, đồng chí hí hửng nghĩ long mạch Cổ Pháp từ đây đã hoàn toàn đứt đoạn.

Nhưng đồng chí đếch thể ngờ núi này cao còn có núi khác cao hơn. Mấy chục năm sau, một người tên Đinh La Quý, hay còn gọi là trưởng lão La Quý An, đã cho đào những lá bùa này lên và trồng thay vào đó mười chín cây lê. Một công đôi việc, vừa nối lại long mạch, vừa xây dựng được thương hiệu lê biền Cổ Pháp. Cùng với nhãn lồng Hưng Yên và vải thiều Thanh Hà tạo thành thế chân vạc vững chắc. :v

7.CAO BIỀN CÓ THỰC SỰ TRẤN YỂM LONG MẠCH ĐẤT NAM?

Có một điểm chung rất dễ nhận thấy trong những vụ trấn yểm của đồng chí Cao Biền, đó là dù đồng chí có hùng hổ đến đâu, lầy lội thế nào thì cuối cùng vẫn bị thánh thần đất Nam quật cho lên bờ xuống ruộng. Từ soái ca Sơn Tinh, rồi thánh cosplay Long Đỗ, cho đến cái huyệt Cá Heo ở xứ Thanh...

Và điểm hài hước nhất, đó là chỉ vài chục năm sau khi bị đồng chí Cao Biền trấn yểm hàng loạt, đất Nam đã sản sinh luôn ra một người anh hùng là Ngô Quyền, chấm dứt một ngàn năm Bắc thuộc. Nguyên một ngàn năm đếch yểm gì thì không sao.

Vậy lí do là cái quần què gì? Đồng chí Cao Biền không thực sự thần thông như giang hồ đồn đại, hay thánh thần nước ta toàn là chân nhân khoái lộ tướng?

Theo như ngu kiến của mình thì thực ra chẳng có vụ trấn yểm nào hết. Đồng chí Cao Biền đáng thương chỉ muốn yên phận làm một quan chức chính phủ, không tham ô, không phạm pháp, ước mơ cuối đời hạ cánh an toàn. Vậy mà không dưng lại bị đem ra thêu dệt nhằm nâng bi thánh thần đất Nam. Có điều nâng bi hay vô cùng luôn. :v

Nhân dân tin sái cổ rằng mình được thánh thần bảo kê. Cao Biền thần thông như vậy mà còn bị táng cho sấp mặt luôn. Vậy là máu liều lên cao, cảm thấy dù có cái quần què gì xảy ra cũng đã có thánh thần đỡ hộ. Kết quả là kháng chiến thắng lợi đếch phải bàn cãi.

Thêm một ngu kiến khác về vấn đề đồng chí Cao Biền và con rồng bự của đất Nam. Giả sử đồng chí Cao Biền không hẳn là một quan chức đáng thương biết an phận. Mà đồng chí đã thực sự tổ chức những lễ tế rầm rộ gọi là lễ trấn yểm.

Theo như sử sách Đại Đường, tức tổ quốc của đồng chí Cao Biền ghi lại, thì đồng chí chỉ là một tướng quân tài giỏi, hoàn toàn không hề có số má gì trong lĩnh vực phong thủy. Vậy tại sao đồng chí lại rày công tổ chức những buổi tế tốn kém và hết sức vô tích sự như vậy?

Hãy nhớ, đồng chí được gả sang đất Nam trong bối cảnh những cuộc nổi loạn lẻ tẻ đang diễn ra ngày càng dày đặc. Từ đây, chúng ta có thể suy đoán những buổi tế lễ hết sức nhảm quần kia thực chất là một ngón đòn tâm lí. Đồng chí muốn người dân tin là khí tượng đế vương đã bị diệt sạch, từ đó dập tắt ý nghĩ đấu tranh đang manh nha.

Có điều chả hiểu sao tin đồn lại bị tam sao thất bản thành đồng chí bị thánh thần táng cho sấp mặt luôn. Kết quả, chính kế hoạch do đồng chí Cao Biền dày công dựng lên lại quay ra đạp vào mặt đồng chí. :v

P/s: Rất xin lỗi quý vị vì hai ngu kiến của mình đang nỗ lực chổng ass vào mặt nhau. Nhưng chúng ta đang lao đầu vào lĩnh vực ước đoán, vì vậy điều này là hoàn toàn bình thường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen30h.Net