Truyen30h.Net

Việt Nam - Một lịch sử

33. LÝ LONG CÁN_Thiên hạ đại loạn

Canarydongduong

Lý Long Cán, tức vua Lý Cao Tông, được biết đến như là dân chơi khét tiếng chốn kinh kì.

Long Cán là cậu quý tử thứ 6 của vua Lý Anh Tông. Năm 1175, noi gương bố Tộ, Cán rỏ dớt lòng thòng lên ngôi từ khi mới 3 tuổi. Hồi ấy vợ cả của bố Tộ muốn đưa con trai mình là Long Xưởng lên ngôi, nhưng đại thần Tô Hiến Thành cứng rắn vãi chuối lên Cán dù chưa biết gì vẫn hiên ngang bò lên được ngai báu.

Tô Hiến Thành mới dạy dỗ Cán được 4 năm thì đã vội vàng thăng. Trước khi thăng, Tô hiến Thành dặn đi dặn lại Đỗ thái hậu để Trần Trung Tá phò trợ Cán. Đỗ thái hậu gật gù khen hay, nhưng Tô Hiến Thành vừa thăng thì thái hậu đã nuốt cmnl, để em trai mình là Đỗ An Di lo việc chính sự.

Có xuất phát điểm gần giống với bố Tộ, nhưng trong khi bố Tộ biết vượt sướng vươn lên trở thành một minh quân thì Cán lại nỗ lực phấn đấu trở thành “rân trơi” bắc hà. Kiểu tu mấy kiếp mới ăn may trúng giải độc đắc lúc đầu thai, được làm thiên tử, cho nên phải tranh thủ ăn chơi, hưởng lạc. Cán ham mê tửu sắc, thích nhạc họa, săn bắn, xây dựng cung điện, đền đài vô tội vạ. Nói chung đất kinh kì có bao nhiêu thú vui Cán đều nỗ lực tận hưởng cho bằng sạch.

Năm 1189, Cán làm một tour du lịch vòng quanh đất nước. Trong khi những ông vua khác vi hành cốt để thấu hiểu dân tình, thì Cán lại vi hành đúng chất rong chơi, giải trí. Hễ nơi nào Cán đi qua, nghe phong phanh có thần linh, không cần biết thần linh xịn hay tào lao, Cán đều hào phóng cho xây dựng đền miếu.

Giang hồ đồn đại, ngày ấy đói kém, kỉ cương lộn xộn, trộm cướp công khai giữa ban ngày ban mặt. Có lần Cán đang đi chơi, bỗng nghe tiếng kêu cứu. Cán giật mình ngỡ ngàng một tẹo rồi lại cười nói vui vẻ. Con dân kêu cứu như đấm vào mặt mà Cán vẫn coi như bị điếc.

Năm 1197, Cán cho xây dựng cung Nghênh Thiềm. Năm 1203, lại tiếp tục xây hàng loạt cung điện, mà cái nào cũng lộng lẫy, xa hoa tột đỉnh. Đợt đang xây dựng dở tháp Kinh Thiên thì không dưng có con chim khách đến làm tổ. Cao Đường Long cho là điềm báo sắp có vương triều mới thay thế nhà Lý, nên liều mạng tâu với Cán: “Trước cốt sửa đức, sau mới khởi công mới phải.”

Cán băn khoăn đem chuyện này hỏi Phạm Bỉnh Di. Phạm Bỉnh Di lấy việc nịnh bợ, chiều ý vua làm tôn chỉ sống. Bỉnh Di phán tào lao: “Chim khách tới làm tổ, rồi lại sinh ra chim non, ấy là trời cho bệ hạ cái điềm tốt giữ được trăm đời.” Cán nghe hợp lý, càng thúc dân phu thi công gấp rút, khiến trăm họ lầm than mà không biết há mồm kêu ai.

Trăm họ lầm than, triều cương nát bét. Mua quan bán tước còn dễ hơn đi chợ đong bát mắm, bán củ dưa hành. Quan lại hà hiếp dân chúng, trộm cướp tung hoành ngang dọc. Vậy mà khi các quan tâu lên, Cán lại lờ đi kiểu bố éo liên quan. Loạn thần tặc tử hoành hành, trung thần không có nổi nửa mét đất dụng võ. Hào trưởng khắp nơi nổi dậy, Chiêm Thành và Đại Tống lại còn tranh thủ chấm mút, làm loạn biên giới. Đại Việt bấy giờ bị Cán vo thành một đống bầy hầy. Bao công sức bung lụa của bố Tộ bị Cán thẳng chân đạp xuống tận đáy.

Đằng sau một hôn quân luôn thấp thoáng bóng dáng của gian thần. Gian thần nổi bật nhất triều đình lúc bấy giờ chính là Phạm Du.

Năm 1207, hào trưởng Đoàn Thượng nổi dậy, Cán cử nhiều cánh quân đi đánh dẹp. Đoàn Thượng cảm thấy cân không nổi nên mang mấy cân vàng sang biếu Phạm Du. Phạm Du hớn hở nhận rồi đi mè nheo Cán tha cho Đoàn Thượng. Cán đồng ý một cách thần kì. :)

Đầu năm 1209, Cán cử Phạm Du đi trấn giữ Nghệ An. Lúc bấy giờ Nghệ An vô cùng đói kém, khốn khổ. Phạm Du bèn tranh thủ tập hợp những thành phần thiếu ăn, thiếu mặc để chống lại triều đình. Lần này Phạm Bỉnh Di được cử đi dẹp loạn. Loằng ngoằng gần 2 tháng, cuối cùng Bỉnh Di cũng đánh cho Phạm Du chạy tóe khói, trốn biệt tăm biệt tích.

Mấy tháng sau, Phạm Du sai người về kinh đút lót cho quan lại, bảo tâu với Cán rằng Bỉnh Di tàn ác, giết người như ngóe. Cán đại khái cũng phân vân dữ dội lắm, nghĩ mãi không thông bèn triệu cả Phạm Du và Bỉnh Di về triều để hỏi han cho ra lẽ.

Phạm Du đã khăn gói sẵn sàng, chỉ cần Cán ới một tiếng là lập tức phi về. Về tới nơi bèn múa mép gièm pha, hớt lẻo các kiểu. Bỉnh Di không biết gì nên cứ thong thả mãi mới chịu mò về. Cha con Bỉnh Di vừa về tới nơi là lập tức bị tống vào tù ngồi bóc lịch.

Đàn em của Bỉnh Di là Quách Bốc nghe tin đại ca bị bắt oan thì điên tiết lắm, hùng hổ xông vào cung để cứu. Phạm Du thấy thế bèn giết phứt cha con Bỉnh Di rồi đưa Cán cao chạy xa bay, lánh nạn ở Phú Thọ. Thái tử Sảm cùng má Đàm thị và 2 em gái đến nương nhờ nhà họ Trần ở Thái Bình. Con trai khác của Cán là Lý Thẩm chạy không kịp, lơ ngơ tưởng chết đến mông rồi, nhưng cuối cùng lại được Quách Bốc tôn lên làm vua. Cả nhà Cán tan đàn xẻ nghé.

Thái tử Sảm muốn dựa vào nhà họ Trần để đánh Quách Bốc. Sảm tự xưng vương, phong chức tước tá lả cho người họ Trần. Bố Cán nghe giang hồ đồn đại thằng con trai lập triều đình riêng, trong đầu liền nảy số thành tạo phản. Thế là Cán lập tức quẳng Quách Bốc sang một bên, sai Phạm Du liên lạc với Đoàn Thượng để đem quân đi trị tội thằng con mất dạy. Phạm Du lúc ấy cố xếp hình cho xong với công chúa Thiên Cực nên bị trễ hẹn với Đoàn Thượng. Cuối cùng bị bắt đem về nộp cho thái tử Sảm, bị Sảm giết chết.

Không lâu sau thì dẹp xong loạn Quách Bốc. Họ Trần đón Cán về kinh để tránh lời gièm pha. Phạm Du chết rồi, Cán không nơi nương tựa nên không có cửa làm mình làm mẩy, buộc phải dựa vào họ Trần.

Chỉ độ 1 năm sau, tức tháng 11 năm 1210, Cán qua đời, thọ 38 mùa khoai.

Thái tử Sảm kế vị, sử gọi Lý Huệ Tông. Triều Lý bấy giờ chỉ còn cách ngày diệt vong một bước chân ngắn ngủi.

Fanpage: SĂN MỘ

#việt_nam_một_lịch_sử
#lý_cao_tông
#lý_long_cán
#lý_sảm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen30h.Net